-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
16/04/2020
Sữa mẹ có thể bảo vệ và chống lại virus gây bệnh ở trẻ sơ sinh
Viết bởi Support Bizweb / 0 bình luận
Science News
Ngày 15 tháng 04 năm 2020
Sữa mẹ có thể bảo vệ và chống lại virus gây bệnh ở trẻ sơ sinh
Ngay cả một lượng nhỏ sữa mẹ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tích tụ của số lượng virus trong ruột trẻ sơ sinh, nó có tác dụng bảo vệ và chống lại virus gây bệnh, theo các nhà nghiên cứu từ Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania.
Các phát hiện mở rộng dựa trên nghiên cứu trước đây cho thấy rằng cho con bú bằng sữa mẹ đóng vai trò chính trong sự tương tác giữa trẻ sơ sinh và môi trường vi sinh vật. Nghiên cứu mới nhất này có thể ảnh hưởng đến các chiến lược phòng ngừa rối loạn tiêu hóa sớm và khuyến khích các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ ngay cả khi dùng chung với sữa công thức. Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania đã đo số lượng và loại vius có trong phân đầu tiên (phân su [1]) và phân sau đó của trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ và Botswana[2] bằng cách sử dụng trình tự bộ gen tiên tiến và các phương pháp khác.
Sau khi sinh, trẻ sơ sinh có ít hoặc không có vi sinh vật cư trú. Nhưng sau một tháng, các quần thể virus và vi khuẩn đã phát triển rất nhanh, với số lượng virus đạt tới một tỷ con trên mỗi gram trong ruột.
Một tác dụng bảo vệ mạnh mẽ đã được nhìn thấy khi cho con bú bằng sữa mẹ là đã ngăn chặn sự tích tụ của các loại virus có khả năng gây bệnh. Kết quả tương tự đã được nhìn thấy đối với trẻ sơ sinh từ Mỹ và Botswana. Một kết luận khác từ nghiên cứu này là sữa mẹ có thể bảo vệ ngay cả khi được kết hợp với sữa công thức, so với chế độ ăn chỉ có sữa công thức.
"Những phát hiện này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý do tại sao một số trẻ bị bệnh và phát triển các bệnh nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng trong những tháng đầu đời", Tiến sĩ Frederic Bushman cho biết.
Đất nước mà trẻ sơ sinh sinh ra cũng đóng một phần trong tỷ lệ nhiễm virus. Những đứa trẻ đến từ Botswana có nhiều khả năng có những loại virus gây hại trong phân của chúng ở mốc 4 tháng so với trẻ sơ sinh từ Mỹ.
"Nơi cư trú của mẹ và em bé dường như đóng một vai trò, có thể là do loại và số lượng vi sinh vật trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường", Tiến sĩ Guanxiang Liang cho biết. "Tuy nhiên, những đứa trẻ sinh ra ở Botswana dường như vẫn được hưởng lợi từ việc bú sữa mẹ, cho dù là chỉ dùng sữa mẹ hay kết hợp sữa công thức."
Trong tương lai, Bushman và Liang muốn kiểm tra ở các độ tuổi khác nhau để xem sự phát triển của virome (quần thể virus trong ruột) ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em như thế nào, sự xâm nhập của virome ở trẻ sơ sinh trên khắp thế giới khác nhau như thế nào, và virome tác động đến việc sinh non như thế nào.
Nguồn: Science Daily
Chú thích:
[1] Phân su là chất nhầy màu đen mà em bé thải ra ngoài trong vài ngày đầu tiên khi chào đời
[2] Botswana là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Phi
Các tin khác
- Một trong ba người Mỹ mắc chứng rối loạn chuyển hóa, nhưng nhịn ăn gián đoạn có thể giúp ích 27/12/2024
- Tốc độ đi bộ quan trọng hơn 10.000 bước mỗi ngày để giữ dáng 13/12/2024
- Thay thế thực phẩm siêu chế biến trong chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 05/12/2024
- Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường 28/11/2024
- Thực phẩm siêu chế biến và sức khỏe đường tiêu hóa: Chúng ta có đang ăn quá nhiều không? 22/11/2024
- Chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc giảm một phần năm nguy cơ tử vong sớm ở phụ nữ 08/11/2024
- Chế độ ăn uống phương Tây có thể ảnh hưởng đến tình trạng viêm ruột, dẫn đến các bệnh mãn tính 30/10/2024