-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
05/10/2020
Uống cà phê sau khi ăn sáng giúp kiểm soát trao đổi chất tốt hơn
Viết bởi Support Bizweb / 0 bình luận
Ngày 2 tháng 10 năm 2020
Nguồn: University of Bath
Tóm tắt: Nghiên cứu mới đã xem xét tác động của giấc ngủ bị gián đoạn và caffeine đối với sự trao đổi chất của chúng ta với kết quả đáng ngạc nhiên
Theo một nghiên cứu mới đây, uống cà phê đen đậm đặc sau một đêm ngủ ngon có thể làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Nghiên cứu từ Trung tâm Centre for Nutrition, Exercise & Metabolism tại Đại học Bath (Anh) đã xem xét tác động của giấc ngủ chập chờn và cà phê buổi sáng trên một loạt các dấu hiệu trao đổi chất khác nhau.
Viết trên Tạp chí British Journal of Nutrition, các nhà khoa học cho thấy rằng mặc dù một đêm ngủ không ngon giấc có tác động hạn chế đến quá trình trao đổi chất của chúng ta, nhưng uống cà phê như một cách giúp bạn tỉnh táo hơn có thể có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Với tầm quan trọng của việc giữ lượng đường trong máu trong phạm vi an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, họ nói rằng những kết quả này có thể có ý nghĩa sức khỏe 'sâu rộng', đặc biệt là với sự phổ biến toàn cầu của cà phê.
Đối với nghiên cứu của mình, các nhà sinh lý học tại Đại học Bath đã yêu cầu 29 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh trải qua ba thí nghiệm khác nhau theo thứ tự ngẫu nhiên:
- Đầu tiên, những người tham gia có một giấc ngủ bình thường vào ban đêm và được yêu cầu uống đồ uống có đường khi thức dậy vào buổi sáng.
- Trong một trường hợp khác, những người tham gia trải qua một đêm bị gián đoạn giấc ngủ (trong đó các nhà nghiên cứu đánh thức họ mỗi giờ trong 5 phút) và sau khi thức dậy được cho uống cùng một loại đồ uống có đường.
- Ở trường hợp khác, những người tham gia cũng trải qua tình trạng gián đoạn giấc ngủ tương tự (tức là bị đánh thức suốt đêm) nhưng lần này họ được uống một ly cà phê đen đậm đặc 30 phút trước khi uống đồ uống có đường.
Trong mỗi thử nghiệm này, các mẫu máu của những người tham gia được lấy sau khi uống đồ uống chứa đường có chứa năng lượng (calo) giống như những gì thường được họ ăn vào bữa sáng.
Phát hiện của họ nhấn mạnh rằng một đêm bị gián đoạn giấc ngủ không làm xấu đi phản ứng glucose / insulin trong máu của những người tham gia vào bữa sáng, khi được so sánh với một đêm ngủ bình thường. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi biết rằng một đêm ngủ chập chờn (do mất ngủ, bị tiếng ồn làm phiền hoặc có em bé mới sinh) không có ảnh hưởng.
Tuy nhiên, uống cà phê đen đậm đặc trước bữa ăn sáng làm tăng đáng kể phản ứng đường huyết với bữa sáng, khoảng 50%. Mặc dù các cuộc khảo sát ở cấp độ dân số chỉ ra rằng cà phê có thể tốt cho sức khỏe, nhưng nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng caffeine có khả năng gây kháng insulin. Do đó, nghiên cứu mới này tiết lộ rằng việc uống cà phê sau một đêm ngủ không ngon giấc có thể giải quyết vấn đề cảm thấy buồn ngủ nhưng có thể tạo ra vấn đề khác là hạn chế khả năng dung nạp đường của cơ thể trong bữa sáng.
Giáo sư James Betts, Giám đốc Trung tâm Centre for Nutrition, Exercise & Metabolism tại Đại học Bath, giải thích: "Chúng tôi biết rằng gần một nửa trong số chúng ta sẽ thức dậy vào buổi sáng và uống café trước khi làm bất cứ điều gì khác. Càng cảm thấy mệt mỏi thì chúng ta uống cà phê càng đậm. Nghiên cứu này rất quan trọng và có ý nghĩa sâu rộng đối với sức khỏe vì cho đến nay chúng ta vẫn còn ít kiến thức về những gì điều này gây ra cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là đối với sự trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu.”
"Nói một cách đơn giản, việc kiểm soát lượng đường trong máu của chúng ta bị suy giảm khi cà phê là thứ đầu tiên cơ thể chúng ta uống, đặc biệt là sau một đêm mất ngủ. Chúng ta có thể cải thiện điều này bằng cách ăn trước rồi uống cà phê sau nếu chúng ta cảm thấy vẫn cần cafe. Biết được điều này có thể mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng cho tất cả chúng ta. "
Trưởng nhóm nghiên cứu, Harry Smith tại Đại hoc Bath cho biết thêm: "Những kết quả này cho thấy một đêm mất ngủ không làm ảnh hưởng đến phản ứng glucose/insulin trong máu của người tham gia đối với đồ uống có đường so với một đêm ngủ bình thường. Tuy nhiên, bắt đầu một ngày sau một đêm ngủ không ngon giấc với một ly cà phê đậm đặc có tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hóa glucose khoảng 50%.”
"Do đó, mỗi người nên cố gắng cân bằng giữa lợi ích kích thích của caffein trong cà phê vào buổi sáng với khả năng làm tăng lượng đường trong máu và tốt hơn là uống cà phê sau bữa sáng thay vì trước đó.”
Tuần này đánh dấu Ngày Quốc tế Cà phê (1 tháng 10) để kỷ niệm sự hấp dẫn rộng rãi của cà phê trên toàn thế giới. Cà phê hiện là thức uống phổ biến nhất trên thế giới, với khoảng hai tỷ cốc cafe được tiêu thụ mỗi ngày. Ở Mỹ, khoảng một nửa số người từ 18 tuổi trở lên uống cà phê mỗi ngày. Trong khi ở Anh 80% hộ gia đình mua cà phê hòa tan để uống tại nhà.
Theo ScienceDaily
Các tin khác
- Vi khuẩn đường ruột của người trẻ có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đại trực tràng 06/09/2024
- Hiệp hội Y khoa Đức cảnh báo đường có thể gây ra chứng mất trí 06/09/2024
- Ăn tỏi có thể giúp cải thiện cholesterol, lượng đường trong máu 06/09/2024
- Hai loại thực phẩm siêu chế biến dẫn đến đến tuổi thọ ngắn hơn 16/08/2024
- Phân loại thực phẩm dựa trên mức độ chế biến 16/08/2024
- Chế độ ăn uống ‘Sức khỏe hành tinh’ có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh tim 07/08/2024
- Chất thay thế đường có liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ cao hơn 07/08/2024