-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
30/10/2020
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra mối liên kết phân tử giữa chế độ ăn uống và nguy cơ ung thư đại trực tràng
Viết bởi Support Bizweb / 0 bình luận
Nghiên cứu dựa trên khảo sát sâu rộng về dinh dưỡng được thực hiện ở Pháp
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xác định được mối liên kết phân tử trực tiếp giữa chế độ ăn thịt, sữa với sự phát triển của các kháng thể trong máu làm tăng khả năng phát triển ung thư. Mối liên hệ này có thể giải thích tỷ lệ mắc ung thư cao ở những người tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ, tương tự như mối liên hệ giữa cholesterol cao và nguy cơ mắc bệnh tim.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Vered Padler-Karavani thuộc Khoa Nghiên cứu Tế bào và Miễn dịch học tại Trường Y sinh và Nghiên cứu Ung thư của Đại học Tel Aviv. Kết quả của nghiên cứu đã được công bố vào ngày 23 tháng 9 năm 2020, trên BMC Medicine.
Neu5Gc là một phân tử đường được tìm thấy trong mô của động vật có vú nhưng không có ở gia cầm hoặc cá. Con người phát triển các kháng thể đối với Neu5Gc trong thời thơ ấu, khi họ lần đầu tiên tiếp xúc với các sản phẩm từ sữa và thịt. Mặc dù người ta biết rằng những kháng thể này làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, nhưng chưa có mối liên hệ trực tiếp nào được tìm thấy giữa các kháng thể với việc tiêu thụ thịt và sữa.
Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mẫu từ NutriNet-Santé, một cuộc khảo sát dinh dưỡng toàn quốc được thực hiện ở Pháp. Họ đã đo lượng đường Neu5Gc trong nhiều loại thực phẩm từ sữa và thịt phổ biến trong chế độ ăn uống của người Pháp và đã tính toán lượng Neu5Gc hàng ngày của 19.621 người trưởng thành từ 18 tuổi. Những người này đã báo cáo trực tuyến tất cả lượng thức ăn của họ trong khoảng thời gian vài ngày.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã lấy một mẫu đại diện của 120 người tham gia và kiểm tra nồng độ của kháng thể chống Neu5Gc trong máu của họ.
Dựa trên những phát hiện này và định lượng loại đường Neu5Gc trong các thực phẩm khác nhau từ Pháp, Tiến sĩ Padler-Karavani và nhóm của bà đã tạo ra một chỉ số gọi là chỉ số Gcemic. Chỉ số này xếp hạng các loại thực phẩm mà việc tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tăng kháng thể và có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Tiến sĩ Padler-Karavani cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa việc tiêu thụ nhiều Neu5Gc từ thịt đỏ, pho mát với sự gia tăng phát triển của những kháng thể làm tăng nguy cơ ung thư”.
"Trong nhiều năm đã có những nỗ lực tìm kiếm mối liên hệ như vậy, nhưng chưa ai làm được. Ở đây, lần đầu tiên, chúng tôi có thể tìm thấy mối liên kết phân tử nhờ độ chính xác của các phương pháp được sử dụng để đo các kháng thể trong máu và dữ liệu chi tiết từ bảng câu hỏi về chế độ ăn uống của Pháp. "
Tiến sĩ Padler-Karavani nói thêm rằng sự kết hợp của các phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu dự đoán rằng những người ăn nhiều thịt đỏ, pho mát sẽ phát triển nhiều loại kháng thể khác nhau với mức độ cao, và do đó có thể có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, và các bệnh ung thư khác.
Theo ScienceDaily
Các tin khác
- Tốc độ đi bộ quan trọng hơn 10.000 bước mỗi ngày để giữ dáng 13/12/2024
- Thay thế thực phẩm siêu chế biến trong chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 05/12/2024
- Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường 28/11/2024
- Thực phẩm siêu chế biến và sức khỏe đường tiêu hóa: Chúng ta có đang ăn quá nhiều không? 22/11/2024
- Chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan đến việc giảm một phần năm nguy cơ tử vong sớm ở phụ nữ 08/11/2024
- Chế độ ăn uống phương Tây có thể ảnh hưởng đến tình trạng viêm ruột, dẫn đến các bệnh mãn tính 30/10/2024
- Nghiên cứu mới cho thấy bạn có thể ngăn ngừa đau lưng dưới chỉ bằng cách đi bộ 30 phút mỗi ngày 18/10/2024