Science News
Ngày 17 tháng 03 năm 2020
Nguồn: NIH / National Institute of Allergy and Infectious Diseases
Chủ đề: Virus Corona mới tồn tại hàng giờ trên các bề mặt
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng virus corona chủng mới gây dịch bệnh COVID-19 có thể tồn tại vài giờ trong không khí và vài ngày trên một số bề mặt. Các nhà khoa học phát hiện ra SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong không khí tối đa 3 giờ, tối đa 4 giờ trên bề mặt bằng đồng, lên đến 24 giờ trên bìa giấy cứng và tối đa 2-3 ngày trên nhựa và thép không gỉ.
Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng về sự tồn tại của SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19, và gợi ý rằng mọi người có thể nhiễm virus qua không khí và sau khi chạm vào các vật thể bị dính virus.
Các nhà khoa học NIH từ cơ sở Montana của Viện các Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia (National Institute of Allergy and Infectious Diseases) tại Phòng thí nghiệm Rocky Mountain, đã so sánh môi trường ảnh hưởng như thế nào đến SARS-CoV-2 và SARS-CoV-1 (đã gây ra dịch SARS xuất hiện từ Trung Quốc và đã lây nhiễm hơn 8.000 người vào năm 2002 và 2003).
Nghiên cứu của NIH đã cố gắng giả lập rằng virus từ người bệnh sẽ phát tán trên các bề mặt trong môi trường gia đình hoặc bệnh viện, chẳng hạn như thông qua ho hoặc chạm vào đồ vật. Sau đó, các nhà khoa học đã điều tra xem virus tồn tại bao lâu trên các bề mặt này.
Các nhà khoa học nhấn mạnh những quan sát bổ sung từ nghiên cứu của họ:
- Nếu khả năng sống sót của hai loại virus corona là tương tự nhau, tại sao SARS-CoV-2 lại dẫn đến nhiều trường hợp nhiễm bệnh hơn? Bằng chứng nổi bật cho thấy rằng những người bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể đang lan truyền virus mà không nhận ra hoặc trước khi nhận ra các triệu chứng. Điều này sẽ làm cho các biện pháp kiểm soát dịch bệnh kém hiệu quả hơn.
- Trái ngược với SARS-CoV-1, hầu hết các trường hợp lây truyền virus SARS-CoV-2 dường như xảy ra trong các môi trường cộng đồng thay vì môi trường y tế. Tuy nhiên, môi trường y tế cũng dễ bị tổn thương do sự lây lan của SARS-CoV-2. Thời gian tồn tại của SARS-CoV-2 trong không khí và trên các bề mặt có thể góp phần lây truyền virus trong môi trường y tế.
Các phát hiện khẳng định các hướng dẫn từ các chuyên gia y tế rằng việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự như đối với bệnh cúm và các loại virus đường hô hấp khác để ngăn ngừa sự lây lan của SARS-CoV-2:
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn.
- Ở nhà khi bạn bị bệnh.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy vào thùng rác.
- Làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên.
Nguồn: Science Daily
- Virus viêm phổi lạ ở Trung Quốc: Số ca mắc phải tăng nhanh khi bệnh lây lan sang Bắc Kinh (22.01.2020)
- Loãng xương: Các nhà nghiên cứu tìm thấy một yêu tố nguy cơ khác gây ra căn bệnh này (22.01.2020)
- Chạy marathon giúp trẻ hóa động mạch (22.01.2020)
- Hãy làm điều có ích cho trái tim của bạn bằng cách: Đi bộ, đạp xe đi làm (22.01.2020)
- “Ngồi ít hơn - di chuyển nhiều hơn và thường xuyên hơn nữa”: tất cả các hoạt động thể chất đều có lợi cho tuổi thọ của bạn (22.01.2020)
- Thực phẩm chế biến có mối tương quan cao với dịch béo phì ở Mỹ (22.01.2020)
- Nhịn ăn không liên tục giúp sống lâu và khỏe mạnh hơn (22.01.2020)
- CÁCH ĐIỀU TRỊ CÚM KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC (26.12.2019)
- Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) là gì? (26.12.2019)
- Tăng cường tập thể dục ở người trên 60 tuổi làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ (12.12.2019)